Các quỹ đất trong nội thành TP.HCM dường như đã “có chủ” và cũng đang hiếm dần nên giá đất ngày càng tăng cao. Theo đại diện Công Ty Long Phát ghi nhận, ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển hướng phát triển quỹ đất vùng ven vừa tạo cơ hội phát triển doanh nghiệp và cũng tạo cơ hội cho người lao động thu nhập trung bình có thể sở hữu được căn nhà riêng mình tại thành phố.
Chủ đầu tư, nhà đầu tư chuyển hướng
Hiện nay quỹ đất trong nội thành TP.HCM đang dần hiếm đi, đa số các khu đất đều đã có chủ và sắp sửa chuẩn bị cho công tác phát triển dự án. Điều đáng nói là các dự án này đều được bán với giá “trên trời” chỉ có những “đại gia” mới vắt túi bỏ tiền mua được một căn nhà trong dự án đất vàng để ở.
Thế nhưng, theo thống kê ghi nhận từ chuyên gia nghiên cứu thị trường bất động sản Địa Ốc Long Phát, TP.HCM có đến 81.000 hộ gia đình thì số hộ thu nhập nghèo, cận nghèo lên tới 39.000 hộ; lao động trong khu công nghiệp có 17.000 hộ thì lại có mức thu nhập chỉ đủ ăn, ít dư. Vì thế, để sở hữu một căn nhà “mơ ước” trong thành phố thì đây là chuyện rất khó đối với những hộ gia đình như thế này.
Đây chính là một động lực để cho các chủ đầu tư chuyển hướng bán căn hộ chất lượng tốt giá phải chăng cho những người có thu nhập trung bình được sở hữu một căn nhà trọn vẹn.
Không chỉ vậy, trong tương lai, các vùng ngoại thành TP.HCM sẽ phát triển các khu công nghiệp, TP.HCM cũng hỗ trợ phát triển giao thông, hạ tầng ở các khu vực này. Theo đó, số lượng dân cư nơi đây sẽ ngày càng tăng cao, nhu cầu nhà ở theo đó cũng được tăng cao hơn.
Bên cạnh đó, chuyên gia bất động sản Công Ty Long Phát đánh giá về xu hướng phát triển thị trường bất động sản năm 2020 cho rằng, các căn hộ trung cấp và căn hộ bình dân vẫn là phân khúc chủ đạo và phát triển bền vững. Bất động sản công nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ do xu thế nhà đầu tư dịch chuyển sản xuất vào nước ta, kéo theo nhu cầu văn phòng cho thuê, căn hộ cho thuê tăng lên.
Theo đó, các tỉnh vùng ven Thành Phố sẽ trở thành điểm đến của các nhà đầu tư các nước trên thế giới. Nơi đây sẽ trở thành “con rồng thức giấc” sau những ngày ngủ đông, sẽ là một nền móng vững chắc để phát triển thành phố hạt nhân TP.HCM và phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.
Nắm bắt được xu hướng phát triển trong tương lai, hiện nay có nhiều công ty bất động sản có tiếng đang đổi hướng đầu tư bất động sản ngoại thành như Công ty Cổ Phần Địa ốc Phú Đôn (Phú Đông Group), Tập đoàn Hưng Thịnh, Công ty Cổ Phần đầu tư VietHome (Viethome Group), Phúc Khang Corporation, Đất Xanh Miền Nam… Với hàng loạt dự án đang tập trung vào phân khúc lao động có thu nhập trung bình, những gia đình trẻ và các nhà đầu tư nước ngoài và các khu công nghiệp đông dân.
Lợi thế nào để “đánh thức” bất động sản ngoại thành?
Trong năm 2018, TP.HCM đã đưa ra hàng loạt quyết định, nghị định về quy hoạch hạ tầng trong toàn thành phố. Cụ thể, Chương trình phát triển nhà giai đoạn 2016 – 2025, với đề xuất nổi bật nhất là việc hạn chế xây dựng nhà cao tầng tại các khu vực quận trung tâm và khuyến khích việc dịch chuyển ra các khu vực ngoại thành.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng vừa đồng ý phê duyệt ‘Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050’, quy hoạch thành các tiểu vùng trong đó TP HCM là đô thị hạt nhân. Trong đó, quận 9 (Khu công nghệ cao), quận 2 (Khu đô thị mới với trung tâm tài chính Thủ Thiêm), quận Thủ Đức (12 trường đại học với trên 12.000 tiến sĩ, giảng viên và 70.000 sinh viên).
Phạm vi vùng thành phố bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính TP.HCM và 7 tỉnh lân cận là Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai và Tiền Giang. Điều này sẽ tác động lớn đến sự phát triển bất động sản TP HCM trong thời gian sắp tới, khi xu hướng dịch chuyển dần ra khu vực ngoại thành và các tỉnh lân cận sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.
Về các dự án giao thông, năm 2018, TP.HCM đã cơ bản hoàn thiện về hạ tầng giao thông kết nối giữa các Quận, huyện vùng ven và các tỉnh lân cận để thực hiện nhiệm vụ giảm áp lực dân số trung tâm, đưa ra vùng ven sinh sống và làm việc.
Đặc biệt, trong 3 năm tới, TP.HCM sẽ đẩy nhanh xây dựng và hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm: gồm đường song hành cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây; đường Vành đai 2 (từ cầu Phú Hữu đến nút giao Gò Dưa, nút giao Mỹ Thủy, nút giao An Phú); cầu Thủ Thiêm 2; dự án 4 tuyến đường quanh Khu đô thị Thủ Thiêm; nút giao thông khác tại vòng xoay Mỹ Thủy – công trình trọng điểm về giải tỏa ùn tắc giao thông tại khu vực cảng Cát Lái.
Đồng thời, TP.HCM sẽ tiếp tục triển khai nâng cấp, mở rộng hạ tầng giao thông như mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh; xây dựng đoạn tuyến kết nối từ cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội (bao gồm nút giao thông Bình Thái); xây dựng đường nối từ cảng Cát Lái ra đường Vành đai 2; nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Thị Định (đoạn từ cầu Giồng Ông Tố đến cầu Mỹ Thủy), nâng cấp và mở rộng tuyến đường Tô Ngọc Vân kết nối từ đại lộ Phạm Văn Đồng đến Xa lộ Hà Nội…
Bên cạnh đó, các dụ án giao thông vận tải khối lượng lớn cũng đang có nhiều kế hoạch phát triển kết nối với tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Cụ thể, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết, dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) sau này còn kết nối đến cả tỉnh Đồng Nai và Bình Dương.
Trong tương lai còn có tuyến đường sắt đô thị số 3b (Ngã 6 Cộng Hòa – Nguyễn Thị Minh Khai – Xô Viết Nghệ Tĩnh – Quốc lộ 13 – Hiệp Bình Phước) được định hướng kết nối với thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) từ ga Hiệp Bình và đi dọc Quốc lộ 13, kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 1 của tỉnh Bình Dương.
Bên cạnh đó, TP.HCM đang nỗ lực hỗ trợ các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu để tạo nên một “tam giác vàng” gắn kết bền vững để phát triển nền kinh tết cho khu vực phía Nam, cũng là đầu mối giao thông huyết mạch giữa TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Chính vì những sự ưu ái từ các điều kiện phát triển quy hoạch hạ tầng, thì dân cư cũng như các nguồn vốn đầu tư dần dần được kéo dồn về các tỉnh vùng ven ngoại thành TP.HCM. Đây được coi như một “đòn bẩy” phát triển bất động sản vùng ven.