Trong quá trình sản xuất, để các thiết bị, máy móc vận hành một cách trơn chu thì việc tra dầu mỡ theo định kì là một yếu tố kiên quyết. Dầu mỡ bôi trơn không chỉ có tác dụng bôi trơn, chống mài mòn cho những vị trí cần bôi trơn mà nó còn giúp máy móc hoạt động hiệu quả, gia tăng tuổi thọ của máy móc. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách thì nó cũng sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Mỡ bôi trơn hay còn được gọi là mỡ chịu nhiệt/mỡ môi trơn chịu nhiệt là sản phẩm của quá trình pha chế giữa dầu gốc cao cấp, chất làm đặc và hệ phụ gia. Do có tính chất bôi trơn, chống ăn mòn – ma sát và các tính năng đó không bị thay đổi khi máy móc hoạt động ở nhiệt độ cao nên mỡ bôi trơn được sử dụng rất phổ biến hiện nay.
Mỡ bôi trơn chịu nhiệt thường có dạng sệt/bán rắn – là loại nguyên vật liệu bôi trơn và mảng bám, nặng hơn dầu nhờn và có khả năng làm giảm hệ số ma sát xuống nhiều lần. Mỡ bôi trơn rất thích hợp dùng cho các loại ổ bi, vòng bi, các loại khớp xoay và lắc và đặc biệt rất hữu hiệu trong việc phòng tránh ổ đỡ bị hỏng do sự rung động quá mức hoặc va đập, vận hành ở tốc độ, nhiệt độ cao. Mỡ bôi trơn còn có thể len vào những vị trí khó nhất của máy móc, bán dính ở đó giúp máy móc hoạt động trơn chu hiệu quả.
Những sai lầm khi sử dụng mỡ bôi trơn chịu nhiệt
Mỡ bôi trơn có rất nhiều công dụng hữu ích, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng giúp mỡ phát huy tối đa vai trò của mình đối với máy móc. Khi dùng sai cách (có thể tra có nhiều, quá ít, mỡ có tạp chất,…) có thể làm máy móc hoạt động kém chất lượng, và đặc biệt nếu đó là một dây truyền sản xuất lớn thì nó sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho cả hệ thống.
Ví dụ, khi ta tra mỡ quá nhiều sẽ làm kéo dài ma sát giữa mỡ và những thiết bị, máy móc, làm nhiệt độ ở vị trí được tra tăng cao, mỡ bị oxi hóa nhanh => máy móc hoạt động không hiểu quả.
Một số lưu ý khi sử dụng mỡ bôi trơn đạt hiệu quả cao
– Đầu tiên cần phải chọn được đúng loại mỡ phù hợp với điều kiện sử dụng trong máy móc để giúp mỡ phát huy được tối đa vai trò của chúng khi thiết bị, máy móc hoạt động.
– Tra đủ lượng mỡ cần dùng: Khi tra một lượng mỡ phù hợp sẽ giúp các bộ phận của máy móc hoạt động trơn chu, hiệu quả. Ngược lại khi tra quá nhiều hoặc quá ít không chỉ làm tăng độ ma sát, nhiệt độ cũng như hao mòn máy móc mà còn gây ra những hư tổn không đáng có, làm giảm năng suất cũng như giảm tuổi thọ của máy móc. Theo tính toán, thường lượng mỡ cần cho vòng bì tương đương với khoảng 1/3 – 1/2 thể tích của vòng bi.
– Không sử dụng, bảo quản lẫn lộn các loại mỡ cũ, mỡ mới, các thương hiệu khác nhau: việc dùng chung 2 hoặc nhiều loại mỡ sẽ làm độ nhỏ giọt của mỡ giảm, độ xuyên kim tăng kéo theo đó là độ ổn định cơ học của máy cũng bị hạ thấp gây ảnh hưởng đến máy móc.
– Chú trọng quá trình tra mỡ: Có thể trong mỡ sẽ lần tạp chất, vì vậy khi tra cần kiểm tra mỡ, đồ đựng mỡ có bị lẫn các loại tạp chất như: đất, cát, sạn, các loại rác thải, chất bản khác không?
– Cần thay mỡ theo định kì: Tùy từng thiết bị, máy móc, tùy từng gốc mỡ mà chúng có chu kì thay mỡ khác nhau. Vấn đề này có thể tham khảo nhà sản xuất để đảm bảo thiết bị được bôi trơn hiệu quả và giảm chi phí bảo dưỡng máy móc khi hư hỏng.
– Không bảo quản mỡ bằng giấy hoặc các thùng, hộp gỗ: Tránh trường hợp dầu trong mỡ bị gỗ, giấy hút làm mỡ biến cứng, dễ lẫn tạp chất, nên bảo quản mỡ ở nơi khô thoáng, có bóng râm