Nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu) được là bệnh nhiễm trùng thường gặp do vi khuẩn gây bệnh trực tiếp vào lỗ tiểu hoặc do vi khuẩn từ máu đến định cư ở đây. Để hiểu thêm về bệnh này, bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Đường tiết niệu ở người bao gồm niệu đạo, bàng quang, thận,…có chức năng bài tiết chất thải lỏng. Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra tại đường tiết niệu, người bệnh có thể bị viêm một bộ phận trên đường tiết niệu hoặc bị viêm toàn bộ đường tiết niệu.Phân loại nhiễm trùng đường tiết niệu
Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuất hiện đầu tiên ở phần thấp, ví dụ như niệu đạo, bàng quang. Nếu có những dấu hiệu của bệnh thì cũng không nên chủ quan vì nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể nặng hơn và dẫn tới nhiễm trùng đường tiểu trên (niệu quản, thận). Sau đây là 3 dạng điển hình của bệnh:
Viêm niệu đạo: Đây là dạng viêm hoặc nhiễm trùng niệu đạo, người bệnh có cảm giác bỏng rát mỗi khi đi tiểu, đôi khi xuất hiện mủ. Đối với nam giới xuất hiện cả hiện tượng chảy mủ ở lỗ sáo (lỗ niệu đạo) dương vật.
Viêm bàng quang: Là dạng nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp nhất, gây nên hiện tượng đau tức bụng dưới, nước tiểu khai, đôi khi là tiểu ra máu< nguyên nhân gây tiểu ra máu >.
Viêm thận-bể thận cấp: Có thể nguyên nhân do nhiễm trùng ngược dòng từ bàng quang lên hoặc do từ máu. Bệnh này dễ làm suy giảm chức năng thận, có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu do đâu?
Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường tiểu, bao gồm:
⇒ Do vi khuẩn xâm nhập vào và gây viêm: mầm bệnh chủ yếu từ phân trong đại tràng vào bộ phận sinh dục ngoài, chúng gây viêm từ ngoài vào trong từ niệu đạo, đến bàng quang và cứ thế lan đến các bộ phận lân cận. Một số tác nhân thường gặp bao gồm E.coli, tạp khuẩn, các vi khuẩn sống ký sinh trong đường ruột, ruột già,…hoặc một số tác nhân khác như lậu, Chlamydia, HPV,…
⇒ Nam nữ trong độ tuổi sinh sản : Sinh hoạt tình dục thường xuyên, tần suất cao, không vệ sinh cơ quan sinh dục, cũng như không đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục.
⇒ Tiền sử gia đình: Chuyên gia y tế cho biết, nếu gia đình bạn có người mắc nhiễm trùng đường tiết niệu…thì tỉ lệ bạn bị nhiễm khuẩn đường tiểu sẽ rất cao
Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu
Tiểu khó: cảm giác đau buốt, rắt khi đi tiểu do dòng nước tiểu đi qua và cọ xát với phần niêm mạc bị viêm khi chúng ta đi tiểu. Tình trạng này cũng có thể bắt nguồn từ sự co thắt cả các cơ trong hệ thống đường tiết niệu.
Tiểu ra mủ, ra máu: do vi khuẩn tấn công gây viêm, nhiễm trùng đường tiểu, khi bị viêm loét nặng chúng có thể xuất hiện thành các mô viêm tấy, hóa mủ khi đi tiểu chúng ta có thể thấy nước tiểu đục, có lẫn máu, mủ.
Đau bụng, vùng thắt lưng: người bệnh có thể có cảm giác đau âm ỉ liên tục thành từng cơn kéo dài, hoặc đau vùng thắt lưng.
Sốt: tùy thuộc từng đồng lực học của từng loại tác nhân gây viêm mà mức độ sốt khác nhau, có thể sốt nhẹ, hoặc sốt cao kéo dài thành từng cơn từ 2-4 ngày. Sốt cũng là một phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây viêm.
Biến chứng bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng nếu không hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng rất nguy hiểm. Sau đây là một số biến chứng thường gặp ở viêm đường tiết niệu:
Rò mủ ở cơ quan lân cận: Viêm đường tiết niệu nếu để lâu sẽ kéo theo các biến chứng vô cùng nguy hiểm như: Thận mủ, áp xe thận,…. Mủ có thể vỡ ra và rò sang các cơ quan lân cận khác, gây nhiễm trùng ổ bụng.
Mất khả năng chống trào ngược của đường tiết niệu: Hệ tiết niệu có khả năng không cho nước tiểu đi ngược từ dưới lên trên. Viêm đường tiết niệu lâu ngày sẽ làm mất khả năng co bóp của các cơ thắt tại các khúc nối, làm nước tiểu đi ngược từ dưới lên trên, mang theo các vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài vào cơ thể.
Sỏi tiết niệu: Khi viêm đường tiết niệu, U-rê trong nước tiểu bị phân hủy thành NH3 và CO2 làm kiềm hóa nước tiểu, sinh ra sỏi tiết niệu.
Giảm chức năng thận: Viêm đường tiết niệu lâu ngày sẽ khiến các tổ chức thận bị xâm nhiễm, nhiều tế bào xơ và mỡ có thể bị tổn thương vĩnh viễn kéo theo chức năng thận kém, suy thận, huyết áp cao,…
Vô sinh: Viêm đường tiết niệu lâu ngày ở nam giới làm hẹp và tắc đường dẫn tinh, có nguy cơ vô sinh.
Lời khuyên: Vì mỗi người bị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ có nguyên nhân khác nhau cũng như mức độ khác nhau. Chính vì thế ngay khi có biểu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên đến thăm khám sớm tại các phòng khám uy tín để được điều trị phù hợp, tránh tai biến.
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả tại phòng khám Thiện Hòa
Phòng khám đa khoa Thiện Hòa từ lâu đã trở thành địa chỉ hỗ trợ thăm khám, điều trị được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn bởi phòng khám luôn phấn đấu, không ngừng nỗ lực, lấy bệnh nhân đặt hàng đầu để hoàn thiện và phát triển, cùng với đó là những ưu điểm vượt trội như:
Đội ngũ y bác sĩ: quy tụ các chuyên gia, bác sĩ chất lượng, trình độ chuyên môn cao với tay nghề giỏi nhiều năm kinh nghiệm trong nghề hỗ trợ cho suốt quá trình thăm khám, chữa các bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả.
Cơ sở vật chất: trang thiết bị y tế, máy móc tại phòng khám được cung ứng đầy đủ hiện đại nhằm chữa trị hiệu quả cho người bệnh.
Phương pháp điều trị:
Phương pháp nội khoa: Áp dụng cho các trường hợp bệnh trong giai đoạn đầu nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Thế nhưng, người bệnh chỉ nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Phương pháp ngoại khoa: Đối với trường hợp bệnh trong giai đoạn nặng, bác sĩ sẽ áp dụng hệ thống điều trị sóng ngắn siêu dẫn CRS nhằm loại bỏ các triệu chứng của bệnh với nhiều ưu điểm vượt trội như không gây tổn thương các bộ phận xung quanh, dễ thực hiện, nhanh chóng, đơn giản, hiệu quả cao.
Quy trình khám bệnh: Phòng khám xây dựng quy trình khoa học, tiết kiệm hiệu quả thời gian cho các bệnh nhân đến khám và chữa bệnh, không cần bốc số, không cần chờ đợi.
Chi phí khám bệnh: Chi phí khám bệnh được niêm yết rõ ràng, thông báo cụ thể cho bệnh nhân được biết theo từng danh mục bệnh.
Nguồn: http://namkhoathienhoa.com/hieu-ve-nhiem-trung-duong-tiet-nieu