Hiện nay, xã hội phát triển, nhu cầu dịch vụ tăng cao người người mua sắm càng nhiều. Nhưng không phải ai cũng có một mức thu nhập ổn định để đáp ứng nhu cầu mua sắm của mọi người. Vì vậy, họ phải đi vay mượn để bù đắp thiếu hụt này, họ sẵn sàng cấm cố bất kỳ một loại tài sản nào của mình để có tiền. Từ đó, ngành dịch vụ cầm đồ ra đời để đáp ứng nhu cầu vay mượn nhanh chóng của con người. Vậy câu hỏi đặt ra có phải tài sản nào cũng có thể cầm cố hay không? Có nhiều người đã dùng sổ đỏ (hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất) để cầm cố vay mượn thì tiệm cầm đồ có được phép cho cầm cố hay ko? Cùng Luật sư X tìm hiểu bài viết dưới đây để làm rõ hơn về vấn đề này. |
Căn cứ:
- Luật đầu tư 2014
- Nghị định 124/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
1. Khái niệm về cầm đồ
Cầm đồ là việc cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ để giao kết hợp đồng vay tiền. Phương thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, theo đó người cầm đồ giao tài sản cho hiệu cầm đồ để được vay một số tiền nhất định, lãi suất và thời hạn trả nợ người vay và chủ tiệm cầm đồ thỏa thuận với nhau và phù hợp với quy định pháp luật. Nếu khách hàng không có đủ điều kiện trả nợ hoặc lãi đúng hạn thì chủ tiệm cầm đồ sẽ quyết định xử lý phần tài sản hoặc giấy tờ có giá cho đến khi thu hồi cả tiền cho vay lẫn lãi con.
Điều kiện để được kinh doanh cầm đồ:
- Cơ sở kinh doanh cầm đồ phải được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh cầm đồ phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đối với người Việt Nam:
- Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
- Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.
- Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
- Ngoài ra, chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh cầm đồ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản.
3. Cơ sở kinh doanh cầm đồ phải có đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
2. Quy định về việc tiệm cầm đồ nhận cầm sổ đỏ.
Kinh doanh tiệm cầm đồ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, và là kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố. Theo Bộ luật Dân sự 2015 thì cầm cố được hiểu là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Điều này có nghĩa là tiệm cầm đồ có quyền cho người khác vay tiền khi người vay tiền mang TS thuộc sở hữu của mình đến tiệm cầm đồ để cầm cố. Hơn nữa, theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản được quy định như sau:
Điều 105. Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Theo đó, sổ đỏ sẽ không được xem là một tài sản vì theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì sổ đỏ chỉ là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 3 của Luật Đất đai 2013 như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Do đó, cũng theo Luật Đất đai 2013 thì người sử dụng đất chỉ được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; và theo quy định của Luật Nhà ở 2014 thì người sử dụng đất chỉ được quyền bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, thừa kế, đổi, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền nhà ở mà không có quyền cầm cố. Như vậy, có thể thấy sổ đỏ không phải là một tài sản để cầm cố nên việc tiệm cầm đồ nhận cầm cố sổ đỏ sẽ không được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều tiệm cầm đồ cho nhận cầm cố sổ đỏ, do đó, trong trường hợp đến hạn trả nợ nhưng người cầm cố không trả thì chủ tiệm cầm đồ cũng không có quyền bán sổ đỏ cho người khác. Lúc này, để có thể bảo vệ quyền lợi của mình thì chủ tiệm cầm đồ cần phải nộp đơn khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự để thu hồi khoản nợ và lãi. Còn nếu trong trường hợp người cầm cố có các hành vi cố ý không trả nợ và muốn bỏ trốn thì chủ tiệm cầm đồ có thể trình báo với cơ quan công an để xem xét có yếu tố hình sự hay không.
Bạn có thể tham khảo thêm:
https://www.youtube.com/watch?v=goUcUA0QiCE
Mong bài viết hữu ích cho bạn!